diendanthammyvien

Khi Nào Bạn Cần Nhổ Răng Khôn

Thảo luận trong 'Khu sản phẩm - Dịch vụ khác' bắt đầu bởi minhtien, 1/6/20.

  1. minhtien

    minhtien Active Member

    • 49 Bài viết
    • 0 Được cảm ơn
    Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, mọc lên không phục vụ chức năng nhai nghiền thức ăn. Vì nó nằm ở cuối hàm nên càng không mang ý nghĩa về thẩm mỹ. Trong khi đó, nhắc tới nó cũng có rất nhiều người cảm thấy bị ám ảnh bởi vì những cơn đau nhức. Vậy có cần phải nhổ răng khôn không, khi nào mới nên nhổ bỏ? Mời các bạn hãy đọc bài viết dưới đây...

    Răng khôn(răng số 8)
    Răng khôn thường mọc khi bạn đã bước vào tuổi trưởng thành, khoảng từ 16 đến 25 tuổi,khi răng khôn mọc lên không phục vụ được chức năng ăn nhai và về mặt thẩm mỹ. Mà còn ngược lại do xương hàm đã phát triển ổn định, bề mặt nướu dày nên dễ gây đau nhức, bị sưng viêm khi mỗi lần răng khôn nhú lên. Có rất nhiều trường hợp răng mọc không được thuận lợi mà còn mang đến vô số phiền toái, với những cơn đau nhức “tận óc”. Nó đã trở thành “kẻ thù”, nỗi ám ảnh cho rất nhiều người.


    Một số bạn thì quan niệm rằng, chẳng tự nhiên mà răng khôn mọc lên. Nó có ý nghĩa riêng không nên nhổ bỏ. Tuy nhiên, bạn phải thấy thực tế hầu hết răng khôn đều cần phải nhổ. Ước tính có khoảng 90% răng khôn bị nhổ bỏ thay vì được giữ lại. Với những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc sai vị trí hoặc bị dị dạng mà không được nhổ sẽ gây hàng loạt biến chứng nguy hiểm như: bị viêm lợi, nhiễm trùng, u nang chân răng… Tình trạng viêm nhiễm sẽ kéo dài làm hỏng các răng bên cạnh, thậm chí sẽ bị xô hàm cùng nhiều hệ lụy khác.

    Các trường hợp nên nhổ răng khôn
    Không phải là tất cả răng khôn đều phải nhổ đi. Nhưng những trường hợp dưới đây bạn không nên trì hoãn thêm nữa. Trước sau gì nó cũng sẽ gây ra viêm nhiễm, đau nhức ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng lâu dài của bạn.

    – Răng khôn mọc chèn vào răng số 7 tạo khe làm giắt, mắc thức ăn khó vệ sinh. Nếu không điều trị có thể gây sâu răng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Trường hợp này cần nhổ sớm để ngăn ngừa các biến chứng để lại sau này.

    – Răng khôn thường mắc các bệnh về nha chu hoặc đang bị sâu nên nhổ bỏ để phòng tránh biến chứng nặng nề.

    – Răng mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở nhưng hình dạng bất thường, dị dạng khiến các thức ăn nhồi nhét với răng bên cạnh. Tương lai sẽ gây ra sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh bạn nên nhổ càng sớm càng tốt.

    Những trường hợp không nên nhổ răng khôn
    – Răng khôn mọc thẳng, không ảnh hưởng tới các răng bên cạnh hay vệ sinh răng miệng, không gây ra biến chứng hay sưng nướu. Trường hợp này chỉ cần vệ sinh sạch sẽ mà không cần phải nhổ bỏ

    – Những bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch, hay bị rối loạn đông máu

    – Răng khôn liên quan đến một số các cấu trúc răng hàm, dây thần kinh. Việc nhổ bỏ sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh

    Để biết chính xác về tình trạng răng khôn của mình có phải nhổ hay không tốt nhất bạn nên đi đến khám với bác sĩ nha khoa.

Chia sẻ trang này