diendanthammyvien

Những điều cần biết về quá trình mọc răng ở trẻ

Thảo luận trong 'Chăm sóc con cái' bắt đầu bởi cải bắp, 27/7/16.

  1. cải bắp

    cải bắp Active Member

    • 69 Bài viết
    • 0 Được cảm ơn
    Mọc răng không chỉ là thời điểm đánh dấu sự phát triển rõ rệt ở trẻ mà còn là khoảnh khắc được nhiều bố mẹ mong đợi. Quá trình này thường bắt đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi.


    Từ 6 tháng tuổi đến 24 tháng, con bạn sẽ có đủ một hàm răng sữa gồm 10 cái hàm trên và 10 cái hàm dưới. Thời gian này, bố mẹ cũng cần chú ý hơn đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Tùy vào thể trạng, sức khỏe của từng bé mà quá trình mọc răng của trẻ cũng có khác biệt. Nếu trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt thì có thể mọc răng khi 4,5 tháng tuổi. Ngược lại, có những trẻ 1 tuổi mới bắt đầu mọc răng. Đó là những hiện tượng bình thường nên bạn không nên quá lo lắng.

    Quá trình mọc răng ở trẻ trải qua nhiều giai đoạn với những thay đổi khác nhau. Cụ thể theo chu trình chung như sau:

    Từ 5 - 10 tháng mọc 4 răng cửa hàm trên

    Đây là một trong những chiếc răng đầu tiên của bé. Vì thế, bạn cũng cần chú ý nhiều hơn đến những dấu hiệu thay đổi ở trẻ.

    [​IMG]

    Những chiếc răng đầu tiên trong đời sẽ là dấu mốc đặc biệt trong cuộc đời mỗi đứa trẻ

    Dấu hiệu nhận biết trẻ chuẩn bị mọc răng:

    - Chảy nhiều nước dãi hơn bình thường

    - Cằm, miệng, cổ nổi mẩn

    - Thường xuyên ho sặc, khó chịu

    - Hay khóc và chán ăn

    - Thích nhai cắn đồ vật, do răng lên nên miệng bé khó chịu và muốn nhai cắn.

    Từ một số hiện tượng trên cùng với độ tuổi của trẻ, bạn có thể dễ dàng kiểm soát được quá trình phát triển răng của trẻ sao cho đảm bảo răng lên đều và không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

    Từ 7 - 10 tháng tuổi, trẻ mọc 4 răng cửa bên

    [​IMG]

    Trẻ mọc răng hai bên khi có độ tuổi từ 7 - 10 tháng

    Sau khi đủ các răng cửa thì trẻ bắt đầu quen hơn với những chiếc răng mới. Tuy nhiên, việc nhai cắn từ răng cửa sang răng bên cũng không hề đơn giản. Thời gian này hai bên răng của trẻ bắt đầu xuất hiện những chiếc răng đầu tiên.

    Từ 12 - 16 tháng, những chiếc răng hàm đầu tiên xuất hiện

    Bên ngoài và hai bên đều đã có răng, phía trong hàm của trẻ trống không khiến việc nhai, nuốt của trẻ gặp nhiều khó khăn. Vì thế ở độ tuổi này 4 chiếc răng hàm đã bắt đầu xuất hiện để phát triển đầy đủ hơn bộ răng của trẻ.

    [​IMG]

    Răng hàm mọc khiến trẻ dễ bị sốt, chán ăn

    Với kích thước và cấu tạo của hàm, so với răng cửa và răng hai bên thì làm cho trẻ đau hơn khi mọc răng hàm. Vậy nên bố mẹ nên chú ý bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, chế biến thêm nhiều món ăn dạng cháo, dễ nhai, dễ tiêu hóa và không tác động nhiều đến phần hàm của trẻ.

    Từ 14 - 20 tháng, 4 răng nanh bắt đầu mọc

    Tiếp theo là răng nanh mọc khi trẻ được 14 đến 20 tháng tuổi. Một số biểu hiện bất thường xảy ra ở trẻ khi mọc răng cần chú ý là:

    - Trẻ có thể bị tiêu chảy ở nhiều mức độ khác nhau.

    - Trẻ hay quấy khóc, khó chịu.

    - Nếu bé có dấu hiệu sốt trên 35 độ C thì cần cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sỹ, không được tự ý mua thuốc.

    - Hay ngậm, nhai nuốt đồ chơi (nên cho trẻ chơi các đồ mềm, hình tròn, có thể thay thế bằng miếng lê, táo...)

    [​IMG]

    Sẽ có nhiều thay đổi xảy ra với trẻ khi mọc răng nanh

    Từ 20 - 32 tháng, trẻ mọc 4 răng hàm lần thứ 2

    Đây là giai đoạn gần hoàn thiện quá trình mọc răng lần đầu ở trẻ gồm cả răng cửa, răng hai bên, răng nanh và răng hàm. Nếu phát triển bình thường thì trẻ sẽ có được một hàm răng đầy đủ, trắng đẹp và sẽ thay răng trong những năm sau đó.

    [​IMG]

    Thông thường, 32 tháng tuổi, trẻ đã mọc được 20 chiếc răng

    Từ khi sinh ra, trẻ không có răng, đến thời điểm nhất định răng bắt đầu phát triển theo chu trình nhất định. Những thay đổi của trẻ ở giai đoạn vô cùng quan trọng và cần được chăm sóc cẩn thận hơn. Vậy là từ 6 - 32 tháng tuổi, trẻ đã có 20 răng 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm (răng cối sữa).

    Lưu ý:

    Các mẹ muốn con mọc răng bình thường và khỏe mạnh, bạn nên thực hiện những phương pháp đơn giản như sau:

    - Cho trẻ tắm nắng nhiều hơn.

    - Bổ sung lượng canxi cho trẻ bằng thực phẩm và các chất dinh dưỡng phù hợp.

    - Vệ sinh sạch răng miệng cho trẻ.

    - Quan sát những thay đổi của trẻ để nhận biết thời điểm mọc răng.

    - Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và các loại thức ăn phù hợp khi trẻ mọc răng.

    - Cung cấp đủ sữa mẹ để trẻ phát triển bình thường.

    - Nếu trẻ quấy khóc, bỏ ăn trong 1 tuần nên đưa trẻ đến cơ sở y tế.

    - Cho trẻ uống nước nhiều hơn.

Chia sẻ trang này