diendanthammyvien

Cấy phấn cho da có tốt không ?

Thảo luận trong 'Hỏi đáp chuyên gia' bắt đầu bởi Thiên Hà, 14/11/16.

  1. Thiên Hà

    Thiên Hà Member

    • 13 Bài viết
    • 0 Được cảm ơn
    Thưa chuyên gia ,hiện nay trên facebook ,các trang mặng khác đanng nói nhiều về công nghệ cấy phấn cho da . Em nghe nói công nghệ này có thể thay phương pháp trang điểm thoa phấn truyền thông có đúng không ? Hiệnn nay có nhiều thông tin trái chiều , em muốn tìm một công nghệ làm trắng da phù hợp nhưng em cũng rất sợ cấy phấn cho da xong lại bị hỏng da . Cho em biết thông tin về công nghệ này ạ

    cay-phan-cho-da-co-tot-khong-3.jpg
  2. Chuyên gia tư vấn

    Chuyên gia tư vấn Active Member

    • 54 Bài viết
    • 2 Được cảm ơn
    Chào bạn Thiên Hà ,
    Đúng như những gì bạn đã trao đổi , Nếu bạn có thời gian dạo một vòng trên các diễn đàn thẩm mỹ hay các trang mạng xã hội, các trang công cụ tìm kiếm như google, cốc cốc,… sẽ thấy có rất nhiều bài viết trái chiều về dịch vụ cấy phấn nano CC Cover cũng như về vấn đề cấy phấn cho da có tốt không.
    Vấn đề bạn quan tâm có đúng như quảng cáo sau:
    Không cần trang điểm, da vẫn trắng đẹp?
    Theo các cơ sở thực hiện dịch vụ cấy phấn vào da, phương pháp này sử dụng tinh chất có màu, được khẳng định không phải loại kem nền thông thường mà là hỗn hợp bao gồm tế bào gốc, peptide, niacinamide, adenosine... Sau khi tinh chất được thoa đều khắp vùng da mặt, kỹ thuật viên sẽ dùng loại thiết bị giống như chiếc bút (còn gọi là bút phi kim) có đầu lăn, di đều và trở đi trở lại nhiều lượt trên da để đưa sản phẩm vào lớp biểu bì. Kết thúc một buổi cấy phấn, da mặt sẽ được đặt một mask khóa ẩm và dưỡng trắng trong vòng 20 phút để hỗ trợ, bảo vệ da. Không chỉ làm trắng da, phương pháp này còn được quảng cáo làm se lỗ chân lông và đánh bay các nếp nhăn.
    Sau khi trao đổi với các bác sĩ ,chúng tôi gửi lại thông tin của buổi trao đổi với các bác sĩ như sau :
    Nguy cơ thoái hóa da
    Mặc dù được quảng cáo an toàn, TS Lê Hữu Doanh - Phó giám đốc BV Da liễu Trung ương lại cho rằng, có nhiều mối nguy hại tiềm ẩn với người sử dụng dịch vụ này. TS Doanh nhấn mạnh, không nên sử dụng các dịch vụ khi chưa được kiểm chứng về mặt khoa học.
    Theo TS Lê Hữu Doanh, da là một tổ chức giúp bảo vệ cơ thể chống tác nhân bên ngoài và hạn chế mất nước từ bên trong. Vậy nên, mọi phương pháp nhằm đưa các thành phần qua da, vào cơ thể đều phải được đánh giá cẩn thận. “Các hạt phấn nếu có thể xâm nhập qua da, xuống sâu và gây ra nhiều nguy cơ như nhiễm khuẩn, viêm kéo dài, vì bản chất đây là một chất lạ với cơ thể. Đôi khi, tác động này còn gây biến đổi da, thoái hóa da, khiến da có thể bị tăng, giảm sắc tố , bề mặt da không đồng đều, gây nhăn nheo. Ngoài ra, khi da đã thoái hóa sẽ dễ bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng, nhiễm khuẩn, nấm...”, TS Lê Hữu Doanh phân tích.
    Đặc biệt, việc phá bỏ hàng rào da do lăn hay chà xát đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Màu trắng tạm thời của da, theo TS Doanh, phần nhiều do tác động gây phá hủ y lớp tế bào gai thượng bì, làm ánh sáng không đi xuống sâu được nên có cảm giác trắng lên. Trên thực tế, kết quả này sẽ không kéo dài được lâu.
    TS-BS Lê Thái Vân Thanh - Phòng khám chăm sóc da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng, tinh chất CC chỉ là một cụm từ phía marketing đưa ra để thu hút khách hàng. Thực ra, người ta lợi dụng từ CC và gọi là “tinh chất CC” để chị em nghĩ rằng đây là một công nghệ dùng mỹ phẩm che lấp khuyết điểm cho da. Còn thành phần của CC họ muốn để gì thì để, chứ không nhất thiết phải có các chất chiết xuất từ tế bào gốc như quảng cáo.
    “Theo tôi nghĩ, 99% là trong thành phần sản phẩm không có tế bào gốc, vì tế bào gốc là công nghệ nuôi dưỡng tế bào, tạo ra tế bào và duy trì cho nó sống rất khó khăn, chứ không phải để tế bào trong lọ suốt thời gian dài từ sản xuất đến lưu thông, chưng trong tủ kính rồi khi cần dùng thì lấy ra… Điều kiện bảo quản không đảm bảo như vậy thì không tế bào nào sống nổi. Còn peptide là một đoạn axít amin, phân tử của nó rất lớn, dài nên rất khó thẩm thấu vào da. Tế bào gốc từ đâu không phải là vấn đề đơn giản. Có những sản phẩm từ tế bào gốc thật chúng ta từng nghe nói thì cũng phải được bảo quản rất nghiêm ngặt và giá thành rất cao, chứ không phải muốn bao nhiêu cũng có. Các cơ sở quảng bá như vậy để thu hút những người muốn làm đẹp nhanh mà không tìm hiểu kỹ. Vì vậy, khi bỏ tiền ra để sử dụng bất kỳ dịch vụ làm đẹp nào cần hết sức tỉnh táo để tìm hiểu xem có đạt được hiệu quả hay không, hay là để lại hậu quả về lâu dài”, TS-BS Vân Thanh khuyến cáo.
    Những lo ngại về cấy phấn cho da sẽ làm bít lỗ chân lông, nám da… là hoàn toàn có cơ sở. Ở những thẩm mỹ viện không có bác sĩ chuyên khoa, cấy tế bào thực ra là người ta lấy những màu xăm đưa vào những thương tổn của da, để làm đồng đều màu của vùng da đó.
    Các bác sĩ cho rằng, thực chất cấy phấn cho da là một dạng xăm da, lấy những màu giống như phấn da để xăm vào da. Nhưng xăm sâu thì da sẽ chảy máu, để lại nhiều tác dụng phụ và không thể làm đại trà trên mọi đối tượng, không lặp đi lặp lại, nên người ta làm nông trên lớp màng đáy, chất (mà người ta gọi là phấn) được đưa vào nằm đâu đó trên lớp thượng bì. Khi đó, những hạt màu giống như màu của da nằm trong những lỗ li ti. Bất kể muốn màu da ngăm, da nâu, màu hồng phấn, hồng sáng… hay màu gì cũng có thể được.
    Vấn đề là tình trạng này chỉ giữ được khoảng ba-sáu tháng, vì da chúng ta từ lớp màng đáy sản sinh ra lớp thượng bì, đẩy tế bào bong ra. Đúng thời gian đó, lớp phấn mất đi. Vì vậy, bản chất của xăm, phun, cấy phấn đều giống nhau. Do đó, không tránh khỏi những tác dụng phụ.
    Đáng lưu ý, ở lứa tuổi teen, trên 90% là da bị mụn trứng cá trong một giai đoạn, TS-BS Vân Thanh khuyến cáo “càng không nên sử dụng dịch vụ cấy phấn”. Bên cạnh đó, người Việt Nam đa số da thuộc da nhờn, da hỗn hợp (chỉ một số ít thuộc týp da thường, da khô) nên những tuyến bã nhờn tăng tiết liên tục, đẩy lên nuôi dưỡng mặt da.
    Vì vậy, khi đưa hạt màu vào da, nhiều nguy cơ sẽ gây nhiễm trùng, nhiễm siêu vi do lây truyền; kích thích da… và các hạt phấn làm bít lỗ chân lông do tắc, ứ bã nhờn. Tác hại lâu dài hơn nữa là những trường hợp da mỏng nhưng dùng chế độ kim xăm không phù hợp.
    Chưa kể, màu nhân tạo không bao giờ giống màu thật của da được vì màu da thay đổi tùy theo nhiệt độ, thời gian trong ngày, chu kỳ kinh nguyệt… Trong khi hạt màu không thể thay đổi theo nên nhìn sẽ rất trơ, giống như “ma nơ canh”. Người tiêu dùng cần hết sức tỉnh táo và đừng vội chấp nhận một công nghệ làm đẹp nào quá nhanh chóng - TS-BS Vân Thanh cảnh báo.

Chia sẻ trang này