diendanthammyvien

Cho em hỏi trị mụn bằng thảo dược đông y gia truyền có tốt không ?

Thảo luận trong 'Hỏi đáp chuyên gia' bắt đầu bởi Kiệm, 17/10/16.

  1. Kiệm

    Kiệm Member

    • 1 Bài viết
    • 0 Được cảm ơn
    Cho em hỏi trị mụn bằng thảo dược đông y gia truyền có tốt không ? Em được 1 người bạn ở Hà Giang tặng cho 1 lọ rượu ngâm thuốc ,bạn ấy nói là thuốc gia truyền đông y để trị mụn rất tốt . Em cũng lo lắng vì không biết thuốc đó có phù hợp với da của em không ?

    dong-y.png

    Kiệm ( Hà Nội ) ​
  2. Chuyên gia tư vấn

    Chuyên gia tư vấn Active Member

    • 54 Bài viết
    • 2 Được cảm ơn
    Chào bạn Kiệm ,
    Để trả lời câu hỏi của bạn về thuốc đông y gia truyền trị mụn . Chúng tôi đã trao đổi với BS. Huỳnh Huy Hoàng, Hội da liễu Tp.HCM, khuyến cáo: Chị em không nên sử dụng những loại kem hay thuốc có tên gọi là đặc trị mụn, các loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ và thành phần thuốc.
    Bác sĩ Hoàng đưa quan điểm: “Trong Y học cổ truyền cũng có rất nhiều bài thuốc trị mụn, trị nám, làm đẹp da nhưng chủ yếu là giải quyết tận gốc bằng cách thanh lọc độc tố từ bên trong cơ thể chứ không phải điều trị triệu chứng bên ngoài. Dùng thuốc bôi để lột lớp da bên ngoài là rất phản khoa học”.
    Trên thực tế, có rất nhiều người bán thuốc Đông y treo biển “thuốc gia truyền”. Nhưng nếu các bài thuốc này chưa được các cơ sở y tế kiểm chứng, chứng nhận thì chúng vẫn chỉ là gia truyền “miệng” chưa đáng để tin cậy, chưa được phép lưu truyền. Nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn lầm lẫn rằng thuốc gia truyền nào cũng là tốt.
    Tương tự, TS.BS Ngô Hồng Phong - Chuyên ngành Da Liễu - Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc (Hà Nội) khẳng định: “Đến nay, y học chưa thấy có nghiên cứu nào về công dụng làm đẹp da của rễ cây mật gấu như đồn thổi. Vì vậy, chị em không nên sử dụng bất kể loại rượu thuốc nào lên trên da và nhất là các vùng da mỏng, nhạy cảm của cơ thể như da mặt”.
    Theo TS.BS Ngô Hồng Phong, rượu hay cồn đều một hợp chất hữu cơ, nằm trong dãy đồng đẳng của rượu metylic, dễ cháy, không màu. Trong y học, người ta sử dụng cồn để sát khuẩn trước khi tiêm, trước thủ thuật, phẫu thuật chứ không bao giờ sử dụng cồn để thoa bôi lên mặt. Rượu có độ cồn nếu nhẹ cũng làm da bong tróc vì làm mất độ ẩm của da, nếu độ cồn cao thì gây bỏng rát, khó chịu cho da mặt. Một số người dùng rượu thuốc thoa bôi lên mặt mà chưa có hiện tượng gì chưa phải đã tốt, vì có thể vài tuần sau đó rất có thể sẽ bị bỏng rát, kích ứng, thậm chí mụn nhiều hơn cả lúc trước khi dùng rượu thuốc.
    Nhiều người thường xuyên bôi thuốc này thuốc kia để tẩy da chết để giảm mụn nhưng theo bác sĩ Phong đây cũng là cách không tốt. Về sinh lý thông thường thì 24-28 ngày, lớp sừng trên cùng của da sẽ bong đi và được thay thế bằng một lớp sừng mới. Như vậy, nếu tẩy tế bào chết quá thường xuyên sẽ khiến da trở nên mỏng hơn vì liên tục mất đi lớp sừng mới hình thành. Khi da bị mỏng thì rất dễ tổn thương, bắt nắng, dễ bị ung thư da.
    Lành dữ khó lường khi dùng thuốc trị mụn da truyền
    Nhiều người nghĩ rằng thuốc từ cây cỏ rất lành, bôi lên không khỏi cũng không sao. Nhưng thực tế không phải vậy.
    Trong Đông y, ranh giới giữa cây độc và cây thuốc khá mong manh, bởi vì nhiều cây có chất độc được dùng làm thuốc, nhiều cây có dược tính tốt lại gây hại... Độc tính của chúng phụ thuộc vào cách chế biến, cách sử dụng.
    Nếu chế biến đúng, sử dụng đúng bệnh và đúng liều lượng thì đó là thuốc; ngược lại, nếu chế biến không đúng cách, dùng không đúng bệnh, hoặc quá liều thì sẽ gây tác dụng phụ, nếu uống có thể gây ngộ độc, thậm chí có thể gây tử vong.
    Hơn nữa, có thể loại thuốc này hợp với người này song lại không hợp với cơ địa của người khác. Bởi vậy việc điều trị mụn bằng các loại thảo dược trong Đông y cũng phải cẩn thận và có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Những người bán hàng này cũng thường khẳng định rằng thuốc trị mụn cấp tốc. Nhưng việc trị mụn cần trị từ gốc và kéo dài nên người tiêu dùng chớ lạm dụng những loại được cho tác dụng siêu tốc.
    Chúc bạn có được thông tin hữa ích và lựa chọn sáng suốt bạn nhé

Chia sẻ trang này