diendanthammyvien

Học viện Thẩm mỹ Bích Nguyệt đào tạo ‘chui’ là có thật

Thảo luận trong 'Chị em đọc báo' bắt đầu bởi mrpham, 18/10/17.

  1. mrpham

    mrpham Active Member

    • 223 Bài viết
    • 3 Được cảm ơn
    LSVNO – Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đào tạo nghề “chăm sóc da” cho Công ty TNHH Đào tạo thẩm mỹ Bích Nguyệt. Đó là khẳng định được ông Lê Minh Thảo – Phó Trưởng phòng dạy nghề (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) khẳng định với Luật sư Việt Nam Online.

    lsvnobichnguyet-596c3dd708897.jpg

    Như Luật sư Việt Nam Online đã phản ánh về việc Học viện Thẩm mỹ Bích Nguyệt chỉ được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho chuyên ngành chăm sóc da. Tuy nhiên, học viện này lại “ngang nhiên” đào tạo và cấp chứng chỉ cho học viên ở 05 chuyên ngành khác.

    lsvnvnchungchibichnguyet-597f8118be6dc.jpg

    Ngày 31/7, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã có thông tin trả lời chính thức về vụ việc này. Theo đó, Công ty TNHH Đào tạo thẩm mỹ Bích Nguyệt chỉ được sở này cấp giấy chứng nhận đào tạo cho 01 nghề là “chăm sóc da”, không cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho Học viện Thẩm mỹ Bích Nguyệt.

    Như vậy, không chỉ ngành đào tạo chăm sóc da của Học viên Thẩm mỹ Bích Nguyệt không được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép mà tất cả các nghề đào tạo như: Phun xăm; Trang điểm; Thiết kế và tạo mẫu tóc; Vẽ móng nghệ thuật; Quản lý spa của học viên này cũng không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đào tạo.
    Mấy năm gần đây, dịch vụ thẩm mỹ được ca tụng là một ngành kinh doanh “siêu lợi nhuận”, chỉ hoạt động với các dịch vụ thẩm mỹ thông thường cũng có thể cho doanh thu lên tới 30 triệu đồng/tháng. Chớp được “tâm lý” này, Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt (Cơ sở 1: số 2, đường Đại Cồ Việt, Hà Nội; Cơ sở 2: số 1A, Thái Phiên, Hai Bà Trưng, Hà Nội) được biết đến như một địa chỉ có “niềm tin vàng” cho những ai mong muốn học nghề thẩm mỹ.

    lsvnvnchungchibichnguyet2-597f8118ef6b6.jpg

    “Là Học viện thẩm mỹ đầu tiên tại Việt Nam có tiền đề vô cùng vững chắc, được thành lập từ hệ thống thẩm mỹ viện Bích Nguyệt uy tín có hơn 12 năm kinh nghiệm trong ngành thẩm mỹ. Bich Nguyet Academy vinh dự là đơn vị đại diện độc quyền của Học viện Quốc Tế Broadcasting Academy Beauty School – được đánh giá là Học viện đào tạo thẩm mỹ hàng đầu Hàn Quốc” – lời quảng cáo.

    Căn cứ theo thông tin trên website Bichnguyetacademy.com đăng tải, sau khi kết thúc khóa học tại Học viện, học viên sẽ nhận được: Bằng nghề do Tổng cục Dạy nghề Quốc gia Việt Nam cấp, có giá trị toàn quốc; Chứng chỉ, bằng do Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt cấp; Chứng chỉ Quốc tế do Học viện SBS Broadcasting Academy có giá trị trên toàn thế giới.

    lsvnvnchungchibichnguyet3-597f8be395835.jpg

    Chứng chỉ "Quốc tế" này chính là “chìa khóa vàng” giúp bạn mở ra cánh cửa cơ hội việc làm tuyệt vời trong ngành thẩm mỹ. Sau khi kết thúc khóa học tại Bich Nguyet Academy với tay nghề vững chắc và bằng cấp trên, bạn có thể dễ dàng xin việc tại bất kỳ thẩm mỹ viện hay spa nào trong và ngoài nước ngay sau khi tốt nghiệp.

    Đội ngũ giảng viên ở đây đều là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thẩm mỹ, có thời gian tu nghiệp tại các nước có nền thẩm mỹ phát triển vượt trội như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,...

    Thực tế, khi nhắc đến hai từ “Học viện”, rất nhiều người cho rằng đây chắc hẳn phải là một ngôi trường đào tạo trình độ tương đương với đại học, thậm chí “cao siêu” hơn cả đại học. Và Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt cũng có cái tên “cao siêu” và đầy “uy tín” như vậy.

    Với những lời quảng cáo như vậy, cùng với cái tên gắn mác “Học viện” mà Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt thu hút được rất nhiều các học viên. Theo như quảng cáo của “Học viện” này, mỗi năm nơi đây đào tạo và cấp chứng chỉ cho khoảng 10.000 học viên ở các ngành khác nhau.

    z636996957625-cedc6bb216eae1cb1b5f3ede24818b10-59801e5a1cf0e.jpg
    Luật sư Phạm Kỳ Dương
    (Công ty Luật The Light, Đoàn luật sư TP. Hà Nội)
    Việc đào tạo nói chung cần phải đạt những điều kiện cơ bản về ngành nghề đào tạo như điều kiện về kỹ thuật vật chất, giảng viên đào tạo, quy mô đào tạo,… Nhằm đảm bảo chất lượng học viên sau khi đào tạo có đủ kiến thức cơ bản để hành nghề đã được đào tạo.
    Đặc biệt là các ngành nghề đào tạo liên quan đến sức khỏe con người như chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ….. thì yêu cầu về tổ chức đào tạo càng chặt chẽ không những phải tuân thủ những quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 mà còn phải tuân thủ các quy định khác của Bộ y tế và các cơ quan khác có liên quan đến ngành đào tạo.
    Học viện Thẩm mỹ Bích Nguyệt đào tạo một số ngành không có giấy phép thì rất là nguy hiểm bởi:
    Không có cơ sở để đảm bảo điều kiện kỹ thuật vật chất, nhân sự, …. để đảm bảo cho việc đào tạo nên chất lượng học viên sau khi tốt nghiệp không ai đảm bảo chất lượng đào tạo để hành nghề, những học viên sau khi tốt nghiệp ra hành nghề sẽ tiềm ẩn những rủi ro có thể mang đến cho những khách hàng tiếp cận dịch vụ do những học viên này thực hiện.
    Căn cứ tại Điểm a, Khoản 3 Điều 5 của Nghị định 79/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 của Chính phủ quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như sau:
    Phạt tiền đối với hành vi thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
    Như vậy, hành vi đào tạo trái phép có thể bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt rất cao kèm theo đó là biện pháp khắc phục quy định tại Khoản 4 Điều 5 của Nghị định này yêu cầu rút giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở vi phạm, thu hồi chứng chỉ đã cấp. Đồng thời phải hoàn trả lại số tiền đã thu của các học viên.
    Hành vi đào tạo trái phép thường không bị xử lý hình sự nhưng nếu từ hành vi đào tạo trái phép dẫn đến những thiệt hại khác có yếu tố hình sự thì có thể xử lý hình sự theo quy định tại Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.


    Theo văn bản trả lời báo chí của ông Lê Minh Thảo (Phó Trưởng phòng dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) thì Công ty TNHH Đào tạo thẩm mỹ Bích Nguyệt chỉ được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đào tạo ở trình độ sơ cấp.

    "Trong trường hợp đơn vị đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên phải thực hiện đăng ký hoạt động và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Đối với đào tạo thường xuyên, theo quy định hiện hành các cơ sở có đủ các điều kiện được tự chủ, tự chịu trách nhiệm mở lớp đào tạo và thực hiện báo cáo theo quy định.

    Tuy nhiên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tham mưu UBND có hướng dẫn các cơ sở đào tạo thường xuyên thực hiện báo cáo và được sự đồng ý của cơ quan quản lý dạy nghề địa phương trước khi triển khai đào tạo thường xuyên”.

    Dư luận đang không ngừng thắc mắc, Học viện Thẩm mỹ Bích Nguyệt đào tạo và cấp chứng chỉ cho hàng chục nghìn học viên mỗi năm thì bao nhiêu người được cấp giấy chứng nhận có hiệu lực pháp lý? Có bao nhiêu người chỉ được nhận chứng chỉ "giả" vô giá trị khi học các ngành nghề của học viện và đi hành nghề mà không hề hay biết?
    Để tránh lặp lại những bi kịch đau lòng như vụ án gây chết người của “Thẩm mỹ viện Cát Tường” đã từng xôn xao dư luận. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng vào cuộc xem xét, làm rõ, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức đang có hành vi “coi thường” pháp luật của Học viện Thẩm mỹ Bích Nguyệt nhằm mục đích trục lợi.

    Trích nguồn mạng​

Chia sẻ trang này