diendanthammyvien

Ai có nguy cơ mắc cholesterol cao?

Thảo luận trong 'Chị em đọc báo' bắt đầu bởi Merinco.com.vn, 7/1/24.

  1. Merinco.com.vn

    Merinco.com.vn Member

    • 13 Bài viết
    • 0 Được cảm ơn
    Gan và các tế bào khác của cơ thể tạo nên khoảng 75% cholesterol máu, 25% còn lại do thức ăn cung cấp.

    ‎Có 2 loại cholesterol:
    - Cholesterol "xấu" hay cholesterol tỉ trọng thấp (LDL): Bởi những tác hại sau cho cơ thể:

    • Tăng ngưng tụ tiểu cầu
    • Kích thích làm dày thành mạch máu
    • Các LDL bị oxy hóa bị các đại thực bào bắt giữ, tạo nên các tế bào tích tụ thành mảng đeo bám vào thành động mạch… lâu ngày dẫn đến xơ vữa động mạch.
    - Cholesterol "tốt" hay cholesterol tỉ trọng cao (HDL): Được tổng hợp ở gan và ruột non. HDL Nhiệm vụ vận chuyển cholesterol từ các mô về gan. Nếu cholesterol "tốt" (HDL) càng nhiều nguy cơ xơ vữa động mạch càng thấp.

    [​IMG]

    Cholesterol toàn phần: giá trị bình thường là < 200 mg/dL.

    Các chỉ số cholesterol toàn phần, LDL, HDL sẽ tốt nếu:
    • Cholesterol toàn phần: giá trị bình thường là < 200 mg/dL.
    • LDL: giá trị tối ưu là dưới 100 mg/dL.
    • HDL: giá trị tối ưu là > 60 mg/dL.
    • Triglicerid: bình thường < 150 mg/ dL
    Khi có quá nhiều LDL cholesterol lưu thông trong máu, nó có thể gây tắc động mạch, làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và đột qụy. Vì thế LDL là một cholesterol xấu.

    Còn HDL cholesterol, các chuyên gia y khoa cho rằng HDL giúp đưa cholesterol quay trở lại gan để loại bỏ khỏi cơ thể, giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch, vì thế nồng độ cao của HDL giúp cơ thể bảo vệ chống lại cơn đau tim cấp. Vì vậy nếu nồng độ của HDL thấp, thấp hơn 40 mg/dL sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim. Cho nên HDL là cholesterol tốt, cần thiết cho cơ thể.

    [​IMG]

    Nếu nồng độ triglyceride cao sẽ làm gia tăng nguy cơ của nhiều vấn đề sức khỏe.

    Các yếu tố ảnh hưởng đến cholesterol máu
    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cholesterol máu:

    • Chế độ ăn uống
    • Trọng lượng cơ thể
    • Một yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch
    • Hoạt động thể lực (đều đặn 30 phút/ngày giúp giảm cholesterol "xấu" và tăng cholesterol "tốt")
    • Tuổi tác (tuổi càng tăng cholesterol càng tăng)
    • Giới tính: Cholesterol của nữ (Trước mãn kinh: thường thấp hơn nam ở cùng độ tuổi, sau mãn kinh: Cholesterol "xấu" (LDL) có xu hướng gia tăng)
    • Di truyền
    ‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎Nói về nồng độ cholesterol máu, phải đề cập đến triglycerides.eride cũng là một loại chất béo nhưng có vai trò khác với cholesterol. Cơ thể sử dụng cholesterol để làm nguyên liệu hình thành nên tế bào và nội tiết tố, còn triglyceride được cơ thể sử dụng để tạo năng lượng.

    Nếu cơ thể nhận được nhiều năng lượng hơn so với mức cần thiết, phần năng lượng dư thừa sẽ được chuyển thành triglyceride dự trữ trong tế bào mỡ.

    Nếu nồng độ triglyceride cao sẽ làm gia tăng nguy cơ của nhiều vấn đề sức khỏe. Khi triglycerides cao > 1000mg/dL nguy cơ viêm tụy cấp rất cao. Y học cho thấy người có triglycerides cao thì thường có nồng độ cholesterol toàn phần cao, trong đó có nồng độ LDL "xấu" cholesterol cao và HDL "tốt" cholesterol thấp.

    Những trường hợp sau đây sẽ đối mặt với nguy cơ mắc cholesterol cao:
    • Thừa cân hoặc béo phì.
    • Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh (nhiều chất béo, ít chất xơ, rượu, bia…)
    • Không luyện tập thể dục thường xuyên.
    • Hút thuốc lá.
    • Đái tháo đường, cao huyết áp, hội chứng thận hư, hoặc thiểu năng giáp trạng.
    • Tiền sử gia đình mắc cholesterol cao (di truyền)
    • Tuổi tác
    Tóm lại: Cholesterol là chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động sống của con người, tuy nhiên khi nồng độ cholesterol quá cao sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế hiểu về cholesterol và chủ động điều hòa cholesterol trong cơ thể, tăng cholesterol "tốt" và hạn chế cholesterol "xấu" là việc cần thiết.

    Theo các nguyên nhân gây tăng cholesterol trong máu như trên, chúng ta có thể kiểm soát được nếu thay đổi lối sống như:

    • Kiểm soát cân nặng tránh quá cân, béo phì, giảm thức ăn giàu năng lượng.
    • Hạn chế ăn mỡ động vật, thịt động vật chưa lọc mỡ, da và nội tạng động vật, sữa béo, lòng đỏ trứng, thức ăn nhanh.
    • Ăn nhiều rau, hoa quả, ngũ cốc, dầu thực vật không bão hòa …
    • Tăng cường hoạt động thể lực 3-4 lần/ tuần, mỗi lần trung bình 30 phút, không ngồi lâu quá 90 phút. Không nên uống quá nhiều rượu bia, không hút thuốc lá.
    • Điều trị bệnh lý nền tích cực. Với các yếu tố không thay đổi được như tuổi tác hoặc di truyền, người bệnh nên thực hiện lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ và thường xuyên thăm khám để sàng lọc bệnh sớm.

Chia sẻ trang này